A3 BMT Tình Bạn Bền Lâu - Mãi Mãi
A3 BMT Tình Bạn Bền Lâu - Mãi Mãi
A3 BMT Tình Bạn Bền Lâu - Mãi Mãi
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
A3 BMT Tình Bạn Bền Lâu - Mãi Mãi


 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập



Thua Mấy Đứa Đại Học VănXem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Thu May 20, 2010 9:33 am
MrLik
MrLik

Tài Sản của MrLik
Tổng số bài gửi : 84
Được Thanks : 1
Join date : 19/05/2010
Age : 31
Đến từ : THPT Hồng Đức
Status : Cuộc Sống Không Chờ Đợi A3 Vô Đối

Thua Mấy Đứa Đại Học Văn Vide

Bài gửiTiêu đề: Thua Mấy Đứa Đại Học Văn

Đọc lại những bài làm văn của các thi sinh đại học những năm vừa qua , mình mới thấy rằng mình vẫn còn giỏi văn chán Thua Mấy Đứa Đại Học Văn 642907 Thua Mấy Đứa Đại Học Văn 642907 Dưới đây là một vài bài văn đặc sắc

"Em cũng không hiểu tại sao trong cái đói quay quắt như vậy, người ta
vẫn lấy chồng lấy vợ làm gì. Phải chăng bà cụ Tứ muốn có cháu bế cho đỡ
buồn, đỡ khổ vì đói?”, một thí sinh tại Vinh (Nghệ An) cảm nhận về tác
phẩm Vợ nhặt.
Tại đại học Vinh (Nghệ An), những câu văn ngô nghê
của thí sinh khiến cán bộ chấm thi cười ra nước mắt. Trả lời câu hỏi về
tình cảm nhân đạo và bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam trong tác phẩm
"Hai đứa trẻ", có thí sinh viết: "Cũng như giới văn nghệ sĩ khác, Thạch
Lam yêu rất nhiều, vì yêu nhiều nên bút pháp nghệ thuật của ông lúc nào
cũng thẫm đẫm tình cảm yêu đương. "Hai đứa trẻ" là truyện ngắn tiêu
biểu đó của ông".
* Đề Văn khối C, khối D
Một thí sinh khác lại tán thưởng cố nhà văn này với tư cách là nhà thơ
nổi tiếng "Thạch Lam là một trong những nhà văn, nhà thơ xuất sắc bậc
nhất Việt Nam đương đại. Hai đứa trẻ là tập truyện thơ tiêu biểu của
ông".
Nhận xét về bút pháp lãng mạn của Thạch Lam, một thí sinh đã viết: "Nếu
như Vũ Trọng Phụng là bậc thầy trong phóng sự, Xuân Diệu là bậc thầy
trong thơ ca, Thạch Lam lại là người xuất sắc nhất Việt Nam về nghệ
thuật miêu tả, từ một phố huyện bình thường như những làng quê khác
nhưng Thạch Lam đã tưởng tượng ra một phố huyện chỉ có trong ... truyện
ngắn của ông".

Trong khi nêu lên những cảm nhận của mình về vẻ đẹp khuất lấp của người
vợ nhặt (nhà văn Kim Lân), một thí sinh đã viết "Mặc dù người vợ nhặt
này có biệt tài ăn bánh đúc với mắm tôm, nhưng đằng sau cách ăn uống
hơi thô lỗ ấy là một vẻ đẹp lung linh tình người".
Có em lại bộc lộ vẻ thương cảm khi viết: "Trong cái đói quay quắt,
người đàn bà cô quả phải theo anh Tràng cũng khố rách áo ôm về làm vợ.
Về làm vợ mà chỉ có một bát bánh chưng, một nồi cháo cám,... điều này
chắc cũng chỉ có trong cổ tích mà thôi" hoặc "Nhà văn Kim Lân cũng là
một diễn viên rất nổi tiếng trong những nhân vật khắc khổ. Nhân vật
Tràng và người vợ nhặt đã thể hiện khả năng diễn xuất, đạo diễn của nhà
văn trước những phận người đau khổ".
Một thí sinh đã thắc mắc về hoàn cảnh nên vợ nên chồng của “Vợ nhặt”:
“Em cũng không hiểu tại sao trong cái đói quay quắt như vậy, người ta
vẫn lấy chồng lấy vợ làm gì. Phải chăng bà cụ Tứ muốn có cháu bế cho đỡ
buồn, đỡ khổ vì đói?”. Thí sinh khác lại bộc lộ sự tức giận lên nhân
vật Tràng: “Thương người vợ nhặt bao nhiêu chúng ta lại giận Tràng bấy
nhiêu, lấy vợ gì mà chỉ được một chầu bánh đúc, sau đêm tân hôn đã bắt
vợ phải ăn cháo cám. Đúng là rõ khổ”.
Khi nhận xét về hai nhân vật người vợ nhặt và người đàn bà làng chài,
có em viết “Cả hai người phụ nữ trên đều có nổi khổ riêng, các nhà văn
đã rất cảm thông và an ủi cho họ khi đưa hai người này vào nhân vật của
mình, dẫu khổ nhưng được vào truyện ngắn đã là một vinh dự rồi”.
Đề Văn năm nay có câu hỏi yêu cầu trình bày suy nghĩ về đức tính trung
thực trong thi cử. Và một số thí sinh đã có những "liên hệ" khiến người
chấm phải bật cười: "Ông cha ta vẫn nói, thật thà là cha khôn khéo,
trong thi cử cũng vậy, chúng ta phải trung thực, thật thà, nếu không
làm được bài thì phải cố gắng nhìn bạn bên cạnh chứ đừng mang tài liệu
mà bị lập biên bản".
Bất ngờ về đề thi mở, có bạn đã bày tỏ cảm xúc: "Thật bất ngờ và thú vị
khi được làm câu hỏi này. Trước khi đi thi, bố mẹ, thầy cô giáo cũng đã
căn dặn không được mang phao vào phòng thi, nhưng như thế thì làm sao
chúng em làm được bài!".
Nhiều bạn học sinh liên hệ một cách ngô nghê: “Từ trước đến nay, việc
ăn vụng luôn bị ông cha ta lên án, sự không trung thực trong thi cử
cũng giống như chúng ta ăn vụng trong cuộc sống hằng ngày, cần phải
loại bỏ”

Thật khó lòng tin nổi những đoạn văn trích dẫn dưới đây là của những
anh chị đã có trong tay bằng tú tài. Thế nhưng sự thật lại là như vậy!
“Vẻ đẹp tiềm ẩn của người đàn bà khi cam chịu yêu thương chồng con là
đề tài muôn thuở của thơ phú Việt Nam nước ta như là chị Dậu của Nam
Cao, Thúy Kiều của Nguyễn Du. Tuy thế mà hai nhà thơ nổi tiếng trên văn
đàn chính là Nguyễn Minh Châu và Kim Lân không hẹn mà gặp nhau ở tính
chịu đựng người phụ nữ trong hai tác phẩm lừng danh thiên hạ…chỉ khác
nhau là người vợ nhặt có tên là Thị cho dù tên này chỉ là chữ lót chỉ
phái yếu, còn người đàn bà kia không có cái tên mà bà con làng xóm gọi
thắm thiết là người đàn bà hàng chài…”.
Đó là phần mở đầu bài làm văn giới thiệu vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật
người vợ nhặt (Vợ nhặt - Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài
(Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu). Không cần bàn luận gì thêm,
chắc ai đọc qua cũng thấy vô số lỗi trong đoạn văn này: dừng từ, viết
câu, diễn đạt, kiến thức…
TS khác tỏ ra khá "thông cảm" với thân phận của thị vợ anh Tràng: “Thị
xanh xao gầy còm cỏi vì qua một đêm tân hôn thức trắng, như thế đó mà
khuya phải thức dậy thiệt sớm chuẩn bị bữa ăn sáng cho cả gia đình, cho
mẹ cụ Tứ, mà khó nữa vì mẹ cụ Tứ kêu đi nấu cơm mà lại nấu bằng cám cho
heo ăn thì làm sao thành cơm được, khổ cho Thị thiệt…”.
Nguyên nhân anh cu Tràng lấy được vợ một cách dễ dàng cũng được kể ra
muôn hình muôn vẻ. Đáng chú ý nhất là đoạn văn “Hạnh phúc từ trên trời
rơi xuống dành cho anh Tràng xấu ma chê quỷ hờn. Thì ra cái thằng mình
đen thui đen thủi, đầu cạo trọc lóc, cạo răng trắng hớn thề đến chết
không thèm lấy vợ quá nghèo chi cho cực thân nhưng thấy người đàn bà dù
không đẹp lắm nhưng thèm bánh đúc và nghèo quá nên anh lấy luôn về làm
vợ cho rồi. Sau đó anh khác hẳn, trông không đáng sợ như trước khi lấy
vợ. Tác giả biến cho nhân vật Tràng thay đổi đầy nhân đạo…”.
Hình ảnh và số phận người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa
của Nguyễn Minh Châu cũng bị các sĩ tử “tán” đủ kiểu. Xin nêu một dẫn
chứng cụ thể: “Hoàn cảnh nhân vật đàn bà Nguyễn Minh Châu thật đáng
thương vì chị là một mình người đàn bà chài lưới nuôi chồng say xỉn và
hơn chục đứa con là sản phẩm của những trận say xỉn mà người chồng đi
nhậu về còn ra bờ kênh tìm vợ đang đánh cá đánh và thắt lưng tơi tả…”.
Một TS khác có khả năng “khái quát” cao hơn nên không chỉ dẫn cả thơ
văn của các tác giả khác mà còn sáng chế thơ để so sánh. Hãy đọc đoạn
sau: “Không chỉ có nam nhà văn mà nữ nhà văn cũng có sự đấu tranh giành
quyền lợi cho phe mình. Bà Huyện Thanh Quan là bà chúa thơ Nôm đã có
nhiều bài thể hiện tâm trạng bi cực của người phụ nữ chẳng hạn như:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn. Bảy nổi ba chìm với nước non. Lặng lẻo
thân cò khi quãng vắng. Âu sầu mặt nước buổi đò đông. Chỉ có người đàn
bà mới viết được như thế về mình chứ đàn ông làm sao hiểu được họ cam
chịu…”.

Tình cảm nhân đạo của Thạch Lam & tình yêu trong thơ Xuân Diệu
Không hiểu các TS học làm sao mà không ít trường hợp lấy râu ông nọ cắm
cằm bà kia. Ngay ngày đầu tiên, chúng tôi đọc được đoạn sau đây của một
TS viết về tình cảm nhân đạo của Thạch Lam trong tác phẩm Hai đứa trẻ:
“Nhân đạo ở đây là hiểu được tâm lí nhân vật mình muốn đưa lên tác
phẩm. Thạch Lam đã đưa cho người học chúng ta thấy rất là rõ một tình
cảm nhân đạo vô cùng sâu sắc của những thành viên trong một gia đình
giàu truyền thống cách mạng trên quê hương đồng khởi. Qua những hình
ảnh cha mẹ của Chiến và Việt đã hi sinh vì tổ quốc, đặc biệt hơn là yêu
nước biết lo cho gia đình của hai anh em gia đình này”.
Rõ ràng TS này không nắm tí gì về bất kỳ tác phẩm nào nên đang nói Hai
đứa trẻ của Thạch Lam lại “nhảy” qua Những đứa con trong gia đình của
Nguyễn Thi (nhưng cũng hoàn toàn sai chi tiết trong tác phẩm).
Khi phân tích hình ảnh thiên nhiên và cái tôi trữ tình qua 13 câu đầu
bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu thì các TS tha hồ suy diễn lung tung. Có
bạn giải thích “tuần tháng mật” rằng “Xuân Diệu chọn cách nói ước lệ
mới mẻ của thơ xưa chứ đã yêu và tận hưởng tình yêu thì phải lâu dài
chứ ai đời chỉ yêu có một tuần mà có khi yêu lâu dài đến cả tháng, cả
năm…”.
Bạn khác thì bình câu “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” nghe nổi
da gà luôn: “…tháng giêng của muôn loài ngon lắm. Loài người không phải
ngoại lệ nên tháng giêng cũng phải ngon. Vì tháng giêng ngon nên từ
thời nguyên thuỷ họ đã biết yêu nhau từ tháng giêng. Mà đã yêu thì phải
hôn nhau như một cặp môi giữa một người con trai và một người con gái
kề sát vào nhau nhiều nhất cũng là tháng giêng, các tháng khác cũng hôn
mà hạn chế…”.
Còn nhiều nữa những lỗi của TS mà phạm vi của một bài viết không thể
dẫn ra hết được. Sai chính tả, không viết hoa danh từ riêng, dùng dấu
câu loạn xạ hoặc cả bài không có một dấu câu là chuyện muôn thuở. Viết
câu què câu cụt, diễn đạt rối ----- lung tung là điều thường gặp trong
bài làm. Rồi việc kiến thức hổng dẫn đến những cái sai buồn cười của
những cô tú cậu tú đã qua 12 năm đèn sách. Có TS khẳng định chắc nịch
trong phần mở bài rằng “Xuân Diệu là một trong bảy cây bút tiêu biểu
nhất của Tự lực văn đoàn nên Tố Hữu phong tặng cho bút danh “Nhà thơ
mới nhất của các nhà thơ mới” thật xứng đáng”.
Đánh mất tính trung thực
Một TS mở đầu bài văn ngắn về tính trung thực trong thi cử và trong
cuộc sống của mình bằng hai câu thơ “Ta về ta sắm phao ta. Dù sai dù
đúng phao nhà vẫn hơn”. Sau đó, TS này vẽ vời đủ chuyện trên đời nhằm
biện hộ cho cái lý tại sao phải gian lận, vì sao nhiều TS lại không
trung thực trong kiểm tra thi cử, chứng minh rằng cái “mốt” của học
sinh bây giờ là có nhiều chiêu qua mặt được thầy cô trong kiểm tra thi
cử mới là sành điệu, rằng phao thi sẽ cứu nguy TS trong những lúc cùng
đường, và cuối cùng kết luận gian lận là “một tất yếu trong cuộc sống”!?
Cũng có TS cho rằng việc gì mình phải trung thực trong khi chính thầy
cô chưa trung thực? Người lớn đã gian dối thì làm sao dạy trẻ con?
Những lập luận và nhận thức ấy đáng để người lớn suy nghĩ. Song điều lo
lắng nhất là từ nhận thức sai lệch vấn đề sẽ dẫn đến hành động sai trái
ở những người trẻ này.
Có bạn còn mạnh dạn viết rằng “Nếu quá thật thà, không quay cóp thì
chắc chắn tôi không thể qua được 12 năm học để giờ này được vinh dự
ngồi đây làm bài thi đại học. Vậy gian lận trong thi cử, kiểm tra có
lợi nhiều đấy chứ! Ông bà ta dạy “Thật thà cha thằng dại” quả không sai
phải không các bạn?”.
Trong khi đó, một TS khác đề cao tính trung thực và bảo rằng bản thân
luôn phấn đấu để có được đức tính cao đẹp. Thế nhưng dẫn chứng minh họa
cho lý lẽ nêu ra cũng thật buồn cười: “Tôi và bạn phải can đảm học tập
cụ Trần Tú Xương không thèm gian lận dối trá trong thi cử. Biết mình
học dốt nhưng Tú Xương vẫn trung thực là hơn, dù thi biết bao chục lần
vẫn chẳng đỗ đạt gì cả cho đến khi qua đời.
Vậy đó mà cả xã hội Việt Nam và bạn bè quốc tế ai cũng biết đến ông chỉ
đơn giản là vì ông biết coi trọng tính trung thực, không gian lận, làm
bằng thực lực của bản thân mình nếu không đậu cũng chẳng sao. Thua keo
này mình bày keo khác cũng hay”.Thật oan cho cụ Tú Xương quá!
Quả thật, khi đọc những đoạn văn, câu văn với lối viết như nói, đầu
chẳng ra đầu đuôi chẳng ra đuôi và những cái sai ngớ ngẩn như trên
chúng tôi rất buồn lòng trước thực trạng học văn của học sinh ngày nay.
Ai cũng hiểu “Văn học là nhân học”, vậy mà sự thờ ơ, lãng quên đối với
bộ môn này của một bộ phận học sinh là có thật. Điều đáng buồn hơn nữa
khi những đoạn văn liệt kê trên lại là bài làm của chính những TS dự
thi vào các khối C, D1, M. Bởi các bạn này đăng ký dự thi đã tính toán
các môn học sở trường của bản thân, trong đó có ngữ văn.
Những bài làm như thế làm sao không rớt cho được? Đã đến lúc cần một
cuộc cách mạng thật sự về việc dạy và học ngữ văn trong nhà trường phổ
thông. Có như thế mới hạn chế đi đến xóa sổ những bài văn dễ sợ vốn dĩ
tồn tại nhiều năm qua…


Đó mới là cuộc đời văn học Việt Nam Thua Mấy Đứa Đại Học Văn 642907 Thua Mấy Đứa Đại Học Văn 642907A2



Thua Mấy Đứa Đại Học Văn

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
A3 BMT Tình Bạn Bền Lâu - Mãi Mãi :: -‘๑’-Nhịp Sống Trẻ-‘๑’- :: -‘๑’-Tin Tức Mới-‘๑’--

Copyright © 2007 - 2010,Teenbmt.buygoo.net.
Powered by phpBB2 - GNU General Public License. Host in France. Support by Forumotion.
Xem tốt nhất ở độ phần giải lớn hơn 1280x1024 và trình duyệt Firefox
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất